Du học Nhật Bản cần chuẩn bị gì?
I. Về tinh thần:
Ai cũng thế lúc sắp đi xa sẽ vừa mừng vừa lo! Nhưng hãy yên tâm vì bao nhiêu người vượt qua được thì mình cũng làm được. Nói chung là mọi thứ sẽ ok. Nhưng thời gian trước khi đi lưu ý đừng để bị cảm, va qụet gì kẻo lại phải hoãn thời gian đi lại thì hơi phiền.
II. Các thứ cần chú ý:
A. Hành lý mang theo:
1. Tiền:
Nên đổi ra tiền Yên. Vì mang tiền đô qua cũng sẽ rắc rối. Đổi tiền Yên thì nên đổi cỡ 10000-20000 là tiền 1000 yên để qua xuống sân bay lúc mua sắm hay đi xe bus dễ xử lý hơn. Mang theo bao nhiêu thì tùy hoành cảnh. Những người đi theo dạng học bổng du học Nhật Bản thì chắc qua vài ngày là có học bổng nên không cần mang theo nhiều tiền. Người đi làm thì nên mang theo cỡ 1 tháng sinh hoạt (khoảng 10,000 yên) để đề phòng bất trắc.
2. Các vật dụng cá nhân:
Đa số người từ VN qua thường mang theo dầu gội đầu, sữa tắm, kem đánh răng và nhiều thức chất lỏng khác. Việc này nói chung không có vấn đề gì cả nhưng không nên mua nhiều vì sẽ làm nặng hành lý. Chỉ mua cho vừa đủ dùng tháng đầu và sau khi qua mua tại Nhật cũng không sao.
3. Máy tính và đồ điện tử:
Nếu bạn muốn qua và dùng liền thì nên mang theo máy tính từ Việt Nam. Còn không thì có thể mang tiền theo và mua ở Nhật (sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn ởVN). Các loại đồ điện (tử) khác như bàn ủi, máy sấy tóc v.v… thì có lẽ qua Nhật rồi mua cũng không có vấn đề gì. Giá cũng không cao hơn ở Việt Nam đâu.
4. Thuốc uống:
Thuốc ở Nhật hơi nhẹ và khi vừa mới qua bị cảm sẽ rắc rối nên mua theo 1 số thuốc tây (vừa đủ dùng) và nếu có những thứ thuốc nào hay dùng thì nên mua mang theo.
5. Quần áo giày dép:
Chỉ nên sắm vừa đủ. Không nên mua nhiều vì có nhiều thứ ở VN là mốt nhưng ở Nhật bị lỗi thời rồi. Giá cả ở Nhật cũng rẻ nên hãy để qua Nhật mua.
6. Thức ăn:
Mang theo 1 số thức ăn khô và đồ gia vị để phục vụ những ngày đầu chưa quen hay chưa đi mua sắm được tại Nhật.
7. Hình (ảnh):
Sau khi qua Nhật sẽ phải đi làm thẻ ngoại kiều và người ta đòi ảnh (hình). Nên hãy mang theo vài tấm cỡ 3×4 và 4×6. Tất nhiên qua Nhật đi chụp cũng được nhưng nếu có thì mang theo sẽ đỡ rắc rối hơn.
8. Quà cáp:
Đây là vấn đề nan giải nhiều người phân vân. Nhưng thật ra thì chẳng có gì phải lo cả. Bạn có thể mua bất cứ thứ gì nhưng lưu ý có lẽ cái gì Việt Nam 1 chút xíu (Ví dụ như chùm giây đeo chìa khóa …) vừa gọn nhẹ mà không phải tốn nhiều chi phí.
9. Những ai có ý định tìm cơ hội ở lại:
Mang theo tất cả các giấy tờ liên quan (bảng điểm, bằng cấp v.v…) có công chứng và nếu có bản tiếng Anh thì mang luôn cả bản tiếng Anh nữa!
B. Những điều nên chú ý:
1. Va ly và túi xách:
Qua Nhật phải đi bộ nhiều nên hãy chuẩn bị va ly và túi xách thật chắc chắn kẻo lại bị đứt dây gãy chân giữa đường thì sẽ cười ra nước mắt. Và khi cho hành lý vào valy cũng không nên nhồi nhét quá căng vì nếu qua bị mở ra kiểm tra và sau đó không đóng lại được nữa thì hơi rắc rối.
2. Hành lý xách tay và hành lý gửi:
Những thứ quan trọng và dễ vỡ như máy tính… v.v.. hãy cho vào hành lý xách tay.Còn hành lý gửi thì nên nắm rõ từng phần là gì. Ví dụ bạn có được ai gửi 1 bọc kín thì cũng nên mở ra xem để nếu qua sân bay bị hỏi còn có thể trả lời và cũng là 1 cách chắc chắn đồ gửi không vô tình vi phạm vào hàng cấm.
3. Vài thứ tỷ mỉ khác:
- Lên máy bay nếu bay đêm thì bạn nên năn nỉ để được xếp ở phía sau. Thường hay có ghế trống và bạn có thể chiếm luôn cả 3 ghế để ngủ.
- Hãy mang theo 1 cây viết và ghi luôn các thông tin sau:
- Hãy mang theo 1 cây viết và ghi luôn các thông tin sau:
+ Số hộ chiếu
+ Địa chỉ nơi đến (Trường học, công ty)
+ Đia chỉ nơi làm việc v.v…
+ Địa chỉ nơi đến (Trường học, công ty)
+ Đia chỉ nơi làm việc v.v…
Vì bạn sẽ phải ghi những thông tin này vài lần ở sân bay.
- Nếu bay về mùa hè thì có lẽ khi đã check in vào rồi nên mua 1 chai nước thủ sẵn (Vì nhiều khi máy bay bay qua vùng khí hậu khô và có khát nước lại phải gọi nhân viên hơi phiền phức).