Sử dụng internet là nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên chi phí cho việc sử dụng internet ở Nhật là khá cao nếu so với Việt Nam, vậy nên việc sử dụng dịch vụ internet tại nhà trở thành một vấn đề gây đau đầu. iSenpai sẽ cung cấp cho bạn một số kinh nghiệm để sử dụng internet tiết kiệm và hiệu quả.
I. Cần biết những gì khi lắp internet
Một số nhà cho thuê hay kí túc cung cấp sẵn dịch vụ internet kèm vào tiền nhà nên bạn không cần quan tâm tới việc lắp đặt mới. Một số chỗ khác thì chỉ cho phép một hãng cung cấp internet độc quyền (ví dụ chỉ cho lắp đường truyền của NTT hoặc Sunnet hay J-Com), bạn nên hỏi trước chủ nhà xem mình có thể tự do chọn nhà cung cấp mạng cho mình hay không.
Một số nhà cho thuê hay kí túc cung cấp sẵn dịch vụ internet kèm vào tiền nhà nên bạn không cần quan tâm tới việc lắp đặt mới. Một số chỗ khác thì chỉ cho phép một hãng cung cấp internet độc quyền (ví dụ chỉ cho lắp đường truyền của NTT hoặc Sunnet hay J-Com), bạn nên hỏi trước chủ nhà xem mình có thể tự do chọn nhà cung cấp mạng cho mình hay không.
II. Các loại hình kết nối Internet ở Nhật
Bạn có thể chọn một trong hai hình thức: lắp đặt mạng dây internet tại nhà hoặc sử dụng một bộ pocket wifi của một công ty điện thoại(Softbank, AU, Docomo) để sử dụng mạng wifi 4G. Hình thức thứ nhất thì đắt hơn đi kèm với tốc độ truy cập rất nhanh (1 tháng tầm 3000~7000 yên cho một modem tùy gói cước). Hình thức thứ hai thì rẻ hơn khoảng bằng một nửa tới một phần ba giá mạng dây và có thể sử dụng ở mọi nơi nhưng tốc độ truy cập cũng chậm hơn và với mốt số hãng thì khi dung lượng truy cập quá 7GB một tháng, tộc độ sẽ trở nên rất chậm.
Khi nào dùng mạng dây: khi bạn có nhu cầu sử dụng internet thường xuyên, tốc độ download nhiều và dung lượng lớn, khi bạn có thể share tiền net với bạn cùng nhà, khi bạn cố định chỗ ở trong thời gian dài, khi bạn có nhu cầu sử dụng các dịch vụ kèm theo mạng dây (Cable TV, điện thoại bàn,…)
Khi nào dùng pocket wifi: Khi bạn có nhu cầu dùng internet trên tablet, laptop ở nhiều địa điểm khác nhau và dung lượng truy cập không lớn (chỉ để đọc báo, lướt web,…)
Đương nhiên bạn có thể sử dụng cùng lúc cả hai loại hình này.
Bạn có thể chọn một trong hai hình thức: lắp đặt mạng dây internet tại nhà hoặc sử dụng một bộ pocket wifi của một công ty điện thoại(Softbank, AU, Docomo) để sử dụng mạng wifi 4G. Hình thức thứ nhất thì đắt hơn đi kèm với tốc độ truy cập rất nhanh (1 tháng tầm 3000~7000 yên cho một modem tùy gói cước). Hình thức thứ hai thì rẻ hơn khoảng bằng một nửa tới một phần ba giá mạng dây và có thể sử dụng ở mọi nơi nhưng tốc độ truy cập cũng chậm hơn và với mốt số hãng thì khi dung lượng truy cập quá 7GB một tháng, tộc độ sẽ trở nên rất chậm.
Khi nào dùng mạng dây: khi bạn có nhu cầu sử dụng internet thường xuyên, tốc độ download nhiều và dung lượng lớn, khi bạn có thể share tiền net với bạn cùng nhà, khi bạn cố định chỗ ở trong thời gian dài, khi bạn có nhu cầu sử dụng các dịch vụ kèm theo mạng dây (Cable TV, điện thoại bàn,…)
Khi nào dùng pocket wifi: Khi bạn có nhu cầu dùng internet trên tablet, laptop ở nhiều địa điểm khác nhau và dung lượng truy cập không lớn (chỉ để đọc báo, lướt web,…)
Đương nhiên bạn có thể sử dụng cùng lúc cả hai loại hình này.
III. Lắp mạng dây
Bạn nên biết ở Nhật khi lắp mạng dây bạn cần một nhà cung cấp đường truyền và modem và một công ty cung cấp dịch vụ internet (internet provider), có một số công ty kiêm nhiệm cả hai thao tác trên. Tiền net của bạn sẽ được trả riêng biệt cho nhà cung cấp đường truyền (3000~5000 yên) và nhà cung cấp dịch vụ internet (1000~2000 yên).
Các bước để lắp mạng dây:
1. Kiểm tra xem chỗ bạn ở có thể lắp đặt đường dây của nhà cung cấp đường truyền nào? (chủ yếu là NTT East ở phia đông Nhật Bản hoặc NTT West ở vùng phía Tây, ngoài ra còn có J-Com, KIDDI,..)
2. Chọn một nhà cung cấp đường truyền.
3. Liên hệ với nhà cung cấp đường truyền và chọn một hình thức kết nối đường truyền: ADSL (chỉ nên dùng khi bạn muốn dùng kèm điện thoại bàn còn không thì khá đắt và chậm) hay Hikari (rẻ hơn và truy cập nhanh hơn)
4. Nhà cung cấp đường truyền sẽ cho bạn chọn một nhà cung cấp dịch vụ internet. Một số nhà cung cấp dịch vụ tốt là Biglobe, OCN, NTT Plala, AU one,… Bên cung cấp đường truyền sẽ đưa cho bạn một bảng tham khảo giá và hình thức hợp đồng của các nhà cung cấp dịch vụ internet, bạn có thể chọn nhà cung cấp có giá rẻ nhất vì sự chênh lệch dịch vụ giữa các hãng này không nhiều. (sự khác biệt chủ yếu ở thời hạn hợp đồng: ví dụ đôi khi ký hợp đồng 2 năm thì Plala sẽ rẻ hơn OCN nhưng kí trong một năm thì khác)
5. Nhà cung cấp đường truyền sẽ hẹn bạn ngày cho nhân viên đến lắp đường dây và modem cho bạn. (nên chọn buổi nào bạn có thể ở nhà từ 2~3 tiếng). Nhân viên này sẽ cài đặt các bước cơ bản cho bạn cho tới khi bạn có thể truy cập mạng. Bạn cũng được phát các giấy tờ hướng dẫn cài đặt quan trọng và chứa các thông tin về tài khoản của bạn. (không nên đánh mất giấy tờ này vì có thể sẽ cần khi bạn cắt dịch vụ).
Bạn nên biết ở Nhật khi lắp mạng dây bạn cần một nhà cung cấp đường truyền và modem và một công ty cung cấp dịch vụ internet (internet provider), có một số công ty kiêm nhiệm cả hai thao tác trên. Tiền net của bạn sẽ được trả riêng biệt cho nhà cung cấp đường truyền (3000~5000 yên) và nhà cung cấp dịch vụ internet (1000~2000 yên).
Các bước để lắp mạng dây:
1. Kiểm tra xem chỗ bạn ở có thể lắp đặt đường dây của nhà cung cấp đường truyền nào? (chủ yếu là NTT East ở phia đông Nhật Bản hoặc NTT West ở vùng phía Tây, ngoài ra còn có J-Com, KIDDI,..)
2. Chọn một nhà cung cấp đường truyền.
3. Liên hệ với nhà cung cấp đường truyền và chọn một hình thức kết nối đường truyền: ADSL (chỉ nên dùng khi bạn muốn dùng kèm điện thoại bàn còn không thì khá đắt và chậm) hay Hikari (rẻ hơn và truy cập nhanh hơn)
4. Nhà cung cấp đường truyền sẽ cho bạn chọn một nhà cung cấp dịch vụ internet. Một số nhà cung cấp dịch vụ tốt là Biglobe, OCN, NTT Plala, AU one,… Bên cung cấp đường truyền sẽ đưa cho bạn một bảng tham khảo giá và hình thức hợp đồng của các nhà cung cấp dịch vụ internet, bạn có thể chọn nhà cung cấp có giá rẻ nhất vì sự chênh lệch dịch vụ giữa các hãng này không nhiều. (sự khác biệt chủ yếu ở thời hạn hợp đồng: ví dụ đôi khi ký hợp đồng 2 năm thì Plala sẽ rẻ hơn OCN nhưng kí trong một năm thì khác)
5. Nhà cung cấp đường truyền sẽ hẹn bạn ngày cho nhân viên đến lắp đường dây và modem cho bạn. (nên chọn buổi nào bạn có thể ở nhà từ 2~3 tiếng). Nhân viên này sẽ cài đặt các bước cơ bản cho bạn cho tới khi bạn có thể truy cập mạng. Bạn cũng được phát các giấy tờ hướng dẫn cài đặt quan trọng và chứa các thông tin về tài khoản của bạn. (không nên đánh mất giấy tờ này vì có thể sẽ cần khi bạn cắt dịch vụ).
IV. Các kinh nghiệm quan trọng
1. Mua router phát wifi – dùng chung với bạn cùng nhà và kết nối được các thiết bị khác
Khi bạn muốn dùng mạng dây internet cho nhiều thiết bị khác nhau của nhiều người trong một nhà, bạn có thể mua một cục phát wifi nối với modem và phát wifi để các thiết bị có thể cùng kết nối qua wifi (một cục router wifi tầm 2000~5000 yên có thể phát thoải mái cho một căn hộ 50~60 m2 hoặc cách một, hai lớp tường gỗ) Tham khảo các nhãn hiệu: BUFFALO, FON, ELECOM,LOGITEC… Lưu ý: nhớ đặt pasword cho wifi. Nếu có thêm bạn bè cùng nhà hay ở phòng bên cạnh cùng chia sẻ thì tiền net bạn phải trả sẽ giảm đi đáng kể.
1. Mua router phát wifi – dùng chung với bạn cùng nhà và kết nối được các thiết bị khác
Khi bạn muốn dùng mạng dây internet cho nhiều thiết bị khác nhau của nhiều người trong một nhà, bạn có thể mua một cục phát wifi nối với modem và phát wifi để các thiết bị có thể cùng kết nối qua wifi (một cục router wifi tầm 2000~5000 yên có thể phát thoải mái cho một căn hộ 50~60 m2 hoặc cách một, hai lớp tường gỗ) Tham khảo các nhãn hiệu: BUFFALO, FON, ELECOM,LOGITEC… Lưu ý: nhớ đặt pasword cho wifi. Nếu có thêm bạn bè cùng nhà hay ở phòng bên cạnh cùng chia sẻ thì tiền net bạn phải trả sẽ giảm đi đáng kể.
2. Ký hợp đồng dài hạn
Hợp đồng dài hơn 2 năm luôn có những lựa chọn giá tốt cho bạn.
3. Lắp đạt vào tháng 4 hay tháng 10
Thời gian này các hãng cung cấp đường truyền thường tung ra nhiều chiến dịch giảm giá.
4. Đăng ký dịch vụ qua Internet
Khi bạn đăng ký lắp mạng qua internet bạn sẽ được giảm giá một phần và không gặp phải quá nhiều vấn đề về ngôn ngữ.
5. Kết hợp với các dịch vụ đi kèm
Bạn nên xem xét việc kết hợp với các dịch vụ khác như Cable TV (nên chọn J Com) hay điện thoại bàn (chọn dùng ADSL).
6. Đổi nhà cung cấp dịch vụ mạng nhận cash-back
Sau khi hết hợp đồng với một nhà cung cấp dịch vụ mạng (internet provider), thường là 1 hoặc 2 năm, bạn nên chuyển qua dùng một nhà cung cấp khác (thường thì các nhà cung cấp sẽ gửi thư quảng cáo đến hòm thư nhà bạn hoặc nhân viên bên cung cấp đường truyền như NTT hay J Com sẽ giới thiệu cho bạn). Các nhà cung cấp dịch vụ internet thường có chiến dịch cash-back (hoàn lại tiền mặt) cho những hợp đồng chuyển đổi từ nhà cung cấp khác và thời hạn hợp đồng mới được ký lâu dài.
Hợp đồng dài hơn 2 năm luôn có những lựa chọn giá tốt cho bạn.
3. Lắp đạt vào tháng 4 hay tháng 10
Thời gian này các hãng cung cấp đường truyền thường tung ra nhiều chiến dịch giảm giá.
4. Đăng ký dịch vụ qua Internet
Khi bạn đăng ký lắp mạng qua internet bạn sẽ được giảm giá một phần và không gặp phải quá nhiều vấn đề về ngôn ngữ.
5. Kết hợp với các dịch vụ đi kèm
Bạn nên xem xét việc kết hợp với các dịch vụ khác như Cable TV (nên chọn J Com) hay điện thoại bàn (chọn dùng ADSL).
6. Đổi nhà cung cấp dịch vụ mạng nhận cash-back
Sau khi hết hợp đồng với một nhà cung cấp dịch vụ mạng (internet provider), thường là 1 hoặc 2 năm, bạn nên chuyển qua dùng một nhà cung cấp khác (thường thì các nhà cung cấp sẽ gửi thư quảng cáo đến hòm thư nhà bạn hoặc nhân viên bên cung cấp đường truyền như NTT hay J Com sẽ giới thiệu cho bạn). Các nhà cung cấp dịch vụ internet thường có chiến dịch cash-back (hoàn lại tiền mặt) cho những hợp đồng chuyển đổi từ nhà cung cấp khác và thời hạn hợp đồng mới được ký lâu dài.
Nguồn: isenpai.jp