Trong tiếng Nhật có 4 hậu tố hay được sử dụng khi danh từ hoá(名詞化接尾辞:めいしかせつびじ) là "さ","み","め" và "き". Chủ yếu là sử dụng "さ" và "み" vì đây cũng là hai trường hợp hay bị nhầm lẫn với nhau. Thay vì so sánh song song, mình sẽ ghi cụ thể cách dùng của "さ" và "み" cho các bạn. Bài viết này có sử dụng tài liệu nghiên cứu mình tham khảo trên internet và hỏi thầy cô người Nhật, nên các bạn có thể hơi hơi yên tâm^^.
Bài này sẽ là phần giải thích hậu tố "さ" nhé.

1.Được dùng với các từ thuần Nhật, gốc Nhật (大和言葉:やまとことば、固有語彙:こゆうごい)
Ví dụ:
痛さ(いたさ: Mức độ đau),
高さ(たかさ: Độ cao),
楽しさ(たのしさ:Mức độ thú vị),
遠さ(とおさ: Độ xa),
短さ(みじかさ: Độ ngắn ),
にぎやかさ: Mức độ ồn ào, náo nhiệt)
2.Với các từ gốc Hán(漢語語彙:かんごごい)
Ví dụ:
偉大さ(いだいさ: Mức độ to lớn,vĩ đại),
幼稚さ(ようちさ: Độ non nớt).
3. Với các từ ngoại lai (外来語語彙: がいらいごごい)
Ví dụ:
チャーミングさ: Mức độ hấp dẫn, quyến rũ
モダンさ( Vẻ thời thượng, hiện đại)
4.Ngoài các tính từ đơn (単純形容詞: たんじゅんけいようし) như
古さ(ふるさ: Mức độ cũ),
暑さ(あつさ: Độ nóng bức),
thì hậu tố "さ" còn được dùng với các tính từ được lặp đi lặp lại (反復形容詞: はんぷくけいようし).
Ví dụ:
清々しさ(すがすがしさ:mức độ khỏe khoắn,);
5.Với các tính từ phát sinh (派生形容詞: はせいけうようし)
Ví dụ:
男らしさ、女らしさ、子供らしさ。
6.Với các tính từ phức hợp (複合形容詞:ふくごうけいようし).
Ví dụ:
蒸し暑さ(むしあつさ: Nóng phát điên)
, 幅広さ(はばひろさ: Bề ngang rộng( đường xá), quãng rộng( giọng hát), quan hệ rộng rãi,...
7. Với các tính từ chỉ giác quan (知覚: ちかく) hoặc thuộc tính(属性形容詞: ぞくせいけいようし).
Ví dụ:
-Thị giác(視覚:しかく):赤さ、黒さ、白さ( Tông màu đỏ, đen, trắng).
-次元(3 chiều): 高さ、長さ、広さ(Chiều cao-dài-rộng).
- Thính giác(聴覚:ちょうかく):tông giọng cao(声の高さ), giọng lớn( 声の大きさ).
- Vị giác ( 味覚: みかく): 甘さ(あまさ: Độ ngọt), 辛さ( からさ: Độ cay).
-Khứu giác( 嗅覚: きゅうかく): 臭さ(くささ: Mùi hôi, thối), 香ばしさ(こうばしさ: Có mùi thơm).
-Xúc giác( 触覚: しょっかく):硬さ(かたさ: Độ cứng), 柔らかさ(やわらかさ: Độ mềm).
8. Với các tính từ chỉ quan hệ (関係形容詞: かんけいけいようし).
Ví dụ:
親しさ(したしさ: Mức độ thân thiết),
近しさ(ちかしさ: Độ gần gũi).
9.Các tính từ mang tính trực quan (直感形容詞:ちょっかんけいようし) hoặc các tính từ mang tính đánh giá, bình phẩm( 評価形容詞:ひょうかけいようし).
Ví dụ:
美しさ(うつくしさ: Mức độ trong vẻ đẹp),
強さ( つよさ: Độ mạnh mẽ),
醜さ(みにくさ:Mức độ khó nhìn ),
難しさ(むずかしさ: Độ khó).
10. Với các tính từ chỉ ý chủ quan(主観形容詞:しゅかんけいようし) hoặc các tính từ chỉ cảm xúc, cảm giác (感情形容詞: かんじょうけいようし).
Ví dụ:
苦しさ(くるしさ:Mức độ khổ sở)
嬉しさ(うれしさ:Mức độ hạnh phúc ).
11.Với các động từ thể たい có thể danh từ hoá với hậu tố "さ"
Ví dụ:
ライブ行きたいさに、ファンクラブにも入ってしまったほどです。(Muốn đi xem live đến mức mà tham gia vào fanclub luôn rồi)
12. Với những động từ chỉ mức độ như:~にくい、~やすい、~づらい、~がたい, thì cũng dùng được "さ".
Ví dụ: この薬は飲みにくい. Nếu muốn danh từ hoá dùng " さ" sẽ thành:
この薬(くすり)の飲みにくさ: Sao cái thuốc này khó uống thế.
Trên đây là liệt kê các cách dùng cơ bản của hậu tố "さ" khi được danh từ hoá từ tính từ hoặc danh tính từ.Có thể đưa ra kết luận rằng: Hậu tố " さ" được dùng khi muốn nói đến tính chất(性質: せいしつ), trạng thái(状態: じょうたい), mức độ(程度: ていど)、数量(すうりょう:Số lượng).
Bài lần sau chúng ta sẽ tìm hiểu về hậu tố "み" nhé, còn bây giờ là lúc nói おやすみ(^∇^)

>> Hậu tố Mi(み) trong tiếng Nhật

Nguồn: Dương Linh - Sugoi Media