Ở bài viết lần trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về hậu tố "さ" khi muốn danh từ hoá.

>> Hậu tố (さ) trong tiếng nhật 

Bài lần này sẽ là một hậu tố rất hay bị nhầm lẫn với "さ" đó là "み".
1.Nếu để nói về điểm khác nhau lớn nhất của "み" và "さ" thì nó nằm ở chỗ "み" không được dùng với các từ gốc Hán hay ngoại lai như trong trường hợp của "さ". Với trường hợp chỉ các giác quan(知覚), thì cũng không dùng với "み", nhưng trong các tính từ thuộc tính chỉ
giác quan, có một loại gọi là các tính từ chỉ màu sắc 色彩を表す属性形容詞(しきさいをあらわすぞくせいけいようし), thì được phép dùng với "み".
Ví dụ: Những vật, chất có chứa màu sắc. Chữ"み" trong những trường hợp này có thể được viết bằng chữ Hán như "身", hoặc "味" và đều có cách đọc là "み".
- 黄み、黄色み、黄身: (卵の黄み:たまごのきみ: Màu vàng của trứng).
- 白み(材木の白い部分:ざいもくのしろいぶぶん: Các phần gỗ màu trắng), 卵白(らんぱく: Lòng trắng trứng), 白身(魚類の白い肉:ぎょるいのしろいにく: Phần thịt trắng của các loài cá).
-赤み(顔に赤みがさく: Đỏ mặt).
2. Dùng khi muốn diễn đạt ý mang tính ẩn dụ (比喩的に:ひゆてきに)
Ví dụ:
深みのある人( ふかみのあるひと: Người có sự thấu hiểu sâu sắc)
臭みのある文章(くさみのあるぶんしょう: Đoạn văn khó ngửi).
甘みのあるスープ(あまみのあるスープ: Súp có vị ngọt)
3.Trường hợp các động từ có đuôi "む", hầu như đều được chuyển thành hậu tố "み" khi muốn danh từ hoá.
Ví dụ:
楽しむ(楽しみ: 毎日の楽しみ)
悲しむ(悲しみ:心の悲しみ)
痛む(痛み:胸の痛み)
進む(進み:技術の進み)
妬む(妬み:女の妬み)
悩む(悩み:悩みの種)
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào được chuyển từ tính từ đuôi"い" khi danh từ hoá với hậu tố "み", cũng có thể suy ra động từ đó có đuôi "む".
Ví dụ: Từ hai tính từ " 可笑しい(おかしい)" và "面白い(おもしろい), ta có hai danh từ hoá với hậu tố "み" là 可笑しみ và 面白しみ nhưng lại không có hai động từ là 可笑しむ hay 面白む. Vì vậy nhiệm vụ của chúng mình khi học không còn cách nào khác là cố gắng nhớ:)
Ngoài các động từ kể phía trên, có thể kể thêm ra đây các động từ mà sử dụng "み" khi danh từ hoá( Các bạn tự tra từ điển nghĩa của từ nhé)
否む(いなむ), 怨む(うらむ), 噛む(かむ), 噤む(つぐむ), 組む(くむ), 萎む(しぼむ), 巧む(たくむ), 企む(たくらむ), 畳む(たたむ), 佇む(たたずむ), 縮む(ちぢむ), 因む(ちなむ), 包む(つつむ), 励む(はげむ), 育む(はぐくむ), 挟む(はさむ), 僻む(ひがむ), 含む(ふくむ), 恵む(めぐむ), 休む(やすむ), 読む(よむ), 力む(りきむ), 目論む(もくろむ).
Kết luận:
"さ" được dùng với ý nghĩa chỉ mức độ, trạng thái, lượng, nên khi dịch sang tiếng Việt nó mang nghĩa: độ, mức, mức độ.Còn "み" thì về cơ bản nó hay đi kèm với các danh từ chỉ sự ẩn dụ nên hay được dịch sang: vị( ngọt, mặn), nỗi (đau, buồn), niềm (vui, phấn khởi), sự ( sâu sắc, mạnh mẽ, yếu mềm),...thiên về cảm nhận, cảm xúc.
Ví dụ: Nói 10キロの重さ, chứ không thể nói 10キロの重み.Hay tương tự như vậy, それぐらいの深さ chứ không nói là それぐらいの深み. Vì nó chỉ lượng, mức độ.
Nhưng có thể nói:
深みのある話(Một câu chuyện có chiều sâu),
強みのある人( Một người có thế mạnh về....).

Nguồn: Dương Linh - Sugoi Media