>> Xem lại phần 1

II. Trợ từ 「が」(ga).
Khác với trợ từ quan hệ wa, trợ từ cách ga nằm trong nhóm trợ từ chuyên dùng để biểu thị các kiểu quan hệ ngữ pháp, cụ thể là trợ từ ga có chức năng chỉ ra "chủ thể" - kẻ thực sự gây ra hoặc có các hành động, tính chất, trạng thái được nói đến ở động từ vị ngữ.
Và, vì đơn thuần chỉ biểu thị mối quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ nên những câu văn có trợ từ ga sẽ trở thành câu "phi chủ đề", chỉ đơn thuần miêu tả sự việc hoặc thuyết minh tình huống, quá trình... chứ không phải là câu biểu thị phán đoán như câu văn có trợ từ wa. Ví dụ:
wウサギが三羽います。耳は全部でいくつあるでしょう?
Usagi-ga san ba imasu. Mimi-wa zenbu de ikutsu aru deshò?
(Có ba con thỏ. Hỏi có bao nhiêu cái tai? )
Bài toán này, ở phần thuyết minh tình huống của đề bài, trợ từ ga được sử dụng, còn ở phần nêu câu hỏi, trợ từ wa được dùng với ý nghĩa nêu ra chủ đề cần bàn tới.
Dưới đây là các ý nghĩa chức năng chính của trợ từ ga.
1. Trợ từ ga biểu thị chủ thể của hành động, động tác, tính chất, trạng
thái. Vị ngữ của loại câu này có thể là động từ hoặc tính từ. Ví dụ:
*1 雨降ります。
Ame-ga furimasu.
(  Có mưa. )                    ( Vị ngữ là động từ. )
*2 空青い。
Sora-ga aoi.
(  Bầu trời xanh. )          ( Vị ngữ là tính từ. )
*3 デパート5月に開店した。
A Depaato-ga 5 gatsu-ni kaiten shita.
(Vào tháng 5 cửa hàng bách hoá A đã khai trương.)
Đây là loại câu trần thuật, thuật lại một sự việc, sự thực nào đó (như
câu*3), (thường gặp cấu trúc câu kiểu này trong các bản tin tivi, đài phát thanh...) hoặc miêu tả những sự vật đang nhìn thấy trước mắt (như câu*1 và  câu*2). Điểm khác biệt của loại câu này với câu có trợ từ wa là trong những câu này, người nói không đưa phán đoán của mình vào mà chỉ thuật lại sự việc, hiện tượng y như nó vốn có. Nếu người nói đưa phán đoán của mình vào, các câu trên có thể chuyển thành câu có dạng như:
*1' 雨は降りますが(昨日ほどではありません)。
Ame-wa furimasu ga (kinò hodo dewa arimasen.)
(Mưa thì có mưa ( nhưng không đến như hôm qua đâu ).)
*2' あ、今日の空は青い(他の日と違う)。
A, kyò no sora-wa aoi.
(A, bầu trời hôm nay xanh (khác với mọi hôm).)
*3' Aデパートは五月に開店した。
A depàto-wa go gatsu-ni kaiten shita.
((Nếu nói về cửa hàng bách hoá A thì) cửa hàng bách hoá A đã khai trương vào tháng 5 rồi.)
2. Trợ từ ga chỉ chủ ngữ trong câu tồn tại.
Câu tồn tại là câu nhận định rằng trong một thế giới hay ở một nơi nào đó
có một cái gì. Trong tiếng Việt, nếu phân định loại câu này theo cấu trúc chủ vị thì có thể thấy đây là câu có trạng ngữ đứng đầu câu và một cụm chủ vị mà trong đó vị ngữ là động từ tồn tại "có", "còn" đứng trước, chủ ngữ đứng sau. Ví dụ:
- Trên bàn có sách; - Trong ví còn tiền.
Còn trong tiếng Nhật, loại câu này có mô hình: trạng ngữ đứng đầu câu
được "dán nhãn" bằng trợ từ ni, chủ ngữ được đánh dấu bằng trợ từ ga và vị ngữ là động từ "aru" hoặc "iru" đứng cuối câu. Ví dụ:
w 机の上に本あります。
Tsukue no ue-ni hon-ga arimasu.
(Trên bàn có sách.)
Tuy nhiên, đối với những học viên mới học tiếng Nhật, thường rất hay
có sự nhầm lẫn giữa câu tồn tại có trợ từ ga chỉ chủ ngữ và câu chỉ vị trí với trợ từ wa chỉ chủ đề. Ví dụ:
Khi sử dụng loại câu hỏi: "- Nhà bạn ở đâu?" "- Nhà tôi ở tỉnh Chiba.",
rất nhiều người ngộ nhận với kiểu câu tồn tại:
w Doko-ni atana no uchi-ga arimasu ka?   (Ở đâu có ngôi nhà của bạn?)
Chiba ken-ni watashi no uchi-ga arimasu.           (Ở tỉnh Chiba có nhà tôi.)
Trong khi đó, câu đúng phải là:
w あなたのうちはどこにありますか。
Anata no uchi-wa doko-ni arimasuka?
私のうちは千葉県にあります。
Watashi no uchi-wa Chiba ken-ni arimassu.
3. Trợ từ ga biểu thị "đối thể" trong câu chỉ trạng thái (tức là chỉ đối
tượng của trạng thái tình cảm, cảm giác, năng lực, hy vọng...).
Câu chỉ trạng thái nhìn chung là những câu biểu thị tính chất và những
tình trạng của sự vật. Những vị từ chỉ trạng thái thường là những vị từ đơn trị (VD: vui, mừng, lo, sợ, buồn, nóng, lạnh...) và câu chỉ trạng thái thường là câu một diễn tố - diễn tố chỉ chủ thể mang tính chất, trạng thái đó (VD: Tôi lạnh; Anh ấy buồn...).
Nhưng, bên cạnh loại vị từ đơn trị này còn có vị từ song trị như: thích, yêu,
ghét... Câu chỉ trạng thái tâm lý này có hai diễn tố, diễn tố thứ nhất là kẻ mang hay thể nghiệm tình cảm mà vị từ biểu thị à gọi là nghiệm thể, và diễn tố thứ hai là đối tượng gây nên tình cảm đó à gọi là đối thể.
VD:   Tôi thích     anh.
Nghiệm thể                          Đối thể

Trong ngữ pháp tiếng Việt, câu chỉ trạng thái hai diễn tố này được trình
bày như cách trình bày một hành động chuyển tác. Câu "A yêu B" được biểu hiện trên bề mặt không khác gì "A giúp B". Trong khi đó, thực ra B chính là kẻ tác động đến A một cách có ý thức hoặc vô ý thức, còn A là đối thể của sự tác động.
Nhưng trong tiếng Nhật thì khác, "kẻ tác động""đối thể" thực sự được
đánh dấu bằng những tiêu chí hình thức cụ thể - các trợ từ. Ta hãy xem các ví dụ:
w私は甘いものが好きです。
Watashi-wa amai mono-ga suki desu.        (Tôi thích đồ ngọt.)
w私はお酒が嫌いです。
Watashi-wa osake-ga kirai desu.                (Tôi ghét rượu.)
Trong các câu trên, "đồ ngọt" (amai mono), "rượu" (osake) chính là
"kẻ tác động tình cảm", là "nguồn cảm giác" cho "tôi" (watashi), và trong tiếng Nhật, ý nghĩa đó đã được người Nhật hình thức hoá bằng cách đặt "amai tabemono", "osake" ở vị trí chủ ngữ với sự biểu thị của trợ từ cách ga. Còn đối thể thực sự, kẻ thể nghiệm những tình cảm đó - "tôi" (watashi) thì lại được đặt ở bên ngoài cấu trúc cú pháp này. Thực chất vai trò chủ đề của từ "tôi" (watashi-wa) là khoanh vùng phạm vi mà tình cảm đó được thể nghiệm.
Ta lại xem tiếp các ví dụ sau:
w私はジュースが飲みたい。
Watashi-wa juusu-ga nomitai.           (Tôi muốn uống nước ngọt)
wリンさんは日本語が話せます。
Rin san-wa nihongo-ga hanasemasu.         (Anh Linh nói được tiếng Nhật)
w私はお金が欲しい。
Watashi-wa okane-ga hoshii.                     (Tôi muốn có tiền)
Các trạng thái tình cảm mong muốn như "muốn uống", "muốn có" và trạng thái khả năng như "có thể nói"... trong tiếng Nhật cũng được xử lý như các câu chỉ trạng thái "yêu", "ghét" trên.
Ngoài ra, câu chỉ quá trình cũng được xử lý như câu chỉ trạng thái. Vd:
w 大きな山見てきました。
Ookina yama-ga mietekimashita.               ( Nhìn thấy một dãy núi lớn)
w二番鳥の声聞こえます。
Niban dori no koe-ga kikoemasu.       (Nghe thấy tiếng gà gáy canh hai)
Các câu trên đều nói về quá trình tri giác diễn ra trong tâm lý của chủ thể một cách không chủ ý (nhìn thấy, nghe thấy). Tiếng Việt, cũng như nhiều thứ tiếng khác, xử lý sự tình này như một hành động chuyển tác. Nhìn thấy cũng như nhìn, nghe thấy cũng như nghe, muốn mua cũng như mua đều được biểu hiện như một hành động chuyển tác đưa đến một trạng thái của chủ thể. Điều này khác với tiếng Nhật, hai sự tình này hoàn toàn được phân biệt nhờ vào cách sử lý diễn tố của động từ hạt nhân. Nếu là một hành động có chủ ý, tác động vào một đối tượng cụ thể thì câu có cấu trúc như sau:
C (- ga) +       B (-wo)        +          V
彼が テレビを 見ます
Kare-ga terebi-wo              mimasu       (Anh ấy xem tivi)
Nhưng nếu là một quá trình diễn ra một cách vô ý thức đối với "chủ thể" thì "chủ thể" này bị coi như một yếu tố bên ngoài cú pháp. Ta có cấu trúc câu chỉ trạng thái tri giác vô ý thức này như sau:
C (-wa) //           c (-ga) +                         v
私は 星の光っているのが 見えます
Watashi-wa //  hoshi no hikatteiru no-ga miemasu.
(Tôi nhìn thấy sao sáng lấp lánh)
4. Trợ từ ga trong câu vừa có chủ đề vừa có chủ ngữ.
Như đã trình bày ở phần trợ từ wa, trong cấu trúc của loại câu vừa có chủ đề vừa có chủ ngữ, trợ từ ga giữ chức năng biểu thị chủ ngữ của phần thuyết và có quan hệ về mặt ngữ nghĩa với chủ đề trong câu. Ví dụ:
w東京は物価が高い。
Tòkyò-wa // bukka-ga takai.     (Quan hệ giữa sự vật và thuộc tính)
(Tokyo thì // giá cả đắt đỏ.)
w彼女は髪の毛が長い。
Kanojo-wa // kaminoke-ga nagai.      (Quan hệ toàn thể - bộ phận)
(Cô ấy // tóc dài.)
5. Trợ từ ga với chức năng truyền đạt thông tin.
5.1. Khi một phần của câu là thông tin mới.
5.1.1. Trong câu trần thuật.
Ngược lại với trợ từ wa, trợ từ ga được dùng trong câu có trọng tâm thông báo (tức là phần thông tin "mới") nằm ở đầu câu với kiểu cấu trúc sau:
CÁI MỚI - ga // CÁI CŨ
Ví dụ: cùng là câu "Anh Ali đến" trong tiếng Nhật có hai cách nói:
Œ アリさんが来ましたAri san-ga kimashita và  アリさんは来ましたAri san-wa kimashita.
Tuy nhiên tình huống sử dụng của hai câu này hoàn toàn khác nhau.
Câu Œアリさんが来ました"Ari san-ga kimashita" (Có anh Ali đến) có thể được phát ngôn lên trong tình huống như sau: mọi người đang ngồi trong phòng, bỗng nghe có tiếng gõ cửa, một người ra mở cửa, nhận ra anh Ali thì bèn reo lên "Ari san-ga kimashita". Sở dĩ anh ta nói câu này là vì, lúc đó đối với anh ta và những người trong phòng thì "đến" (kimashita) không phải là một thông tin mới (ai cũng biết có người đến vì đều nghe thấy tiếng gõ cửa), song "anh Ali"(Ari san) thì lại là thông tin mới (mọi người đều chưa biết ai đến). Còn câu アリさんは来ました"Ari san-wa kimashita" (Anh Ali đến rồi) được phát ngôn trong tình huống: mọi người đang chờ anh Ali,  nhưng vẫn chưa thấy anh ta đến, có tiếng gõ cửa và người ra mở cửa reo lên "Ari san-wa kimashita". Thông tin mới lúc này không phải là "anh Ali" (Ari san) vì mọi người đang chờ anh ta (trong ý thức của mọi người đã có tên của anh ta),mà là "đã đến" (kimashita) vì mọi người đều quan tâm xem anh ta đã đến hay là chưa.
5.1.2. Trong câu hỏi.
Trợ từ ga được sử dụng trong câu hỏi mà từ nghi vấn là chủ ngữ, tức là từ nghi vấn hoặc biểu thị sự nghi vấn được đặt ở vị trí đầu câu. Điều này có quan hệ với tính chất nhấn mạnh phần thông tin đứng đầu câu của trợ từ ga như đã phân tích ở phần trên. Ta hãy xem các ví dụ sau:
w誰が試験に合格したのですか。
Dare-ga shiken-ni gookaku shita no desu ka?    (Ai đã thi đỗ thế?)
w果物は何が一番好きですか。
Kudamono-wa nani-ga ichiban suki desu ka?  (Hoa quả thì thích thứ gì  nhất?)
5.2. Khi toàn bộ câu là thông tin mới.
Khi một việc không ngờ tới xảy ra hay khi người nói phát hiện ra một điều gì đó và muốn thông báo y nguyên sự tình đó cho người nghe (toàn bộ thông tin trong câu đều là mới) thì cấu trúc có trợ từ ga sẽ được sử dụng để đảm bảo tính "khách quan" của thông báo (tức là trong câu không có ý kiến chủ quan của người phát ngôn). Ví dụ:
w電車が来ましたよ。
Densha-ga kimashita yo!                   (Có xe điện tới đấy.)
wあれつ、 財布がない。
Arets, saifu-ga nai. Okashii naa.       (Thôi chết, cái ví đâu rồi. Lạ thật!)
6. Trợ từ ga biểu thị đối tượng được lựa chọn trong câu so sánh.
Khi so sánh hai đối tượng nào đó, tiếng Nhật dùng mẫu câu:
DOCHIRA - ga ......?
Ví dụ:
w小林さんと木村さんとどちら酒が強いですか。
Kobayashi san-to Kimura san-to, dochira-ga sake-ga tsuyoi desu ka?
(Anh Kobayashi và anh Kimura, anh nào tửu lượng khá hơn?)
w富士山とモンブランとでは、どちらが高いですか。
Fujisan-to Monburan-to de-wa, dochira-ga takai desu ka?
(Núi Phú Sĩ và núi Monblank, núi nào cao hơn?)
Mặt khác, khi nêu đối tượng được lựa chọn, trợ từ ga cũng được sử dụng để chỉ ra rằng đối tượng đó là hơn. Lúc này, ta có mẫu câu như sau:
...no HÒ - ga ...
Ví dụ:
w木村さんの方が酒が強いです。
Kimura san-no hò-ga sake ga tsuyoi desu.          (Anh Kimura tửu lượng khá hơn.)
w モンブランの方高いです。
Monburan-no hò-ga takai desu.                 (Núi Monblank cao hơn.)
Đặc biệt, câu khuyên nhủ trong tiếng Nhật cũng sử dụng cấu trúc này.
Vd: w雨の日に車で出かけない方いいですよ。
Ame no hi-ni kuruma-de dekakenai hò-ga ii desu yo.
(Vào những ngày trời mưa, không nên ra ngoài bằng ôtô đâu.)
7. Phạm vi ảnh hưởng của trợ từ ga.
Đối lập với trợ từ wa, trợ từ ga có phạm vi ảnh hưởng rất hẹp, chỉ tới động từ gần nó nhất mà thôi. Có nghĩa là, trợ từ ga chỉ biểu thị từ mà nó đi kèm có quan hệ ngữ pháp với động từ gần nó nhất. Ta hãy so sánh hai câu:
Œ太郎は大学に合格していたら、電話します。
Tarò-wa daigaku-ni gòkaku shiteitara, denwa shimasu.
(Nếu Taro đỗ đại học, thì cậu ta sẽ gọi điện.)
太郎が大学に合格していたら、電話します。
Tarò-ga daigaku-ni gòkaku shiteitara, denwa shimasu.
(Nếu Taro đỗ đại học, thì (tôi) sẽ gọi điện.)
Qua hai ví dụ trên, có thể thấy một điểm không tương đồng nữa giữa hai trợ từ waga, đó là sự khác nhau về phạm vi ảnh hưởng: trợ từ wa có phạm vi ảnh hưởng đến tận động từ đứng cuối câu (như Œ), trong khi trợ từ ga chỉ có ảnh hưởng tới động từ gần nó nhất (như ). Từ đây đưa đến chức năng thứ tám của trợ từ ga, chức năng biểu thị chủ ngữ trong mệnh đề phụ của câu.
8. Trợ từ ga biểu thị chủ ngữ trong mệnh đề phụ.
8.1. Mệnh đề phụ tu sức danh từ.
Mệnh đề tu sức danh từ là mệnh đề phụ bổ nghĩa cho danh từ. Trong mệnh đề tu sức danh từ, trợ từ ga được dùng để biểu thị chủ ngữ, và do phạm vi ảnh hưởng hẹp, nó có khả năng đảm bảo được kết cấu ngữ nghĩa của toàn câu. Ví dụ:
w先生は君書いた日記を読んでいたよ。
Sensei-wa kimi-ga kaita nikki-wo yondeita yo.
(Thầy giáo đã đọc quyển nhật ký mà cậu viết rồi.)
w田中さんが来た日は何日でしたか。
Tanaka san-ga kita hi-wa nannichi deshita ka?
(Ngày anh Tanaka đến là ngày mùng mấy nhỉ?)
8.2. Mệnh đề phụ chỉ điều kiện.
Câu điều kiện là câu có hai mệnh đề: mệnh đề phụ chỉ điều kiện và mệnh đề chính chỉ kết quả của điều kiện đó. Chủ ngữ của mệnh đề phụ chỉ điều kiện được biểu thị bằng trợ từ ga. Ví dụ:
wあなた買えば、私も買います。
Anata-ga kaeba, watashi-mo kaimasu.       (Nếu cậu mua thì tớ cũng mua.)
wあの人来るといつも嫌なことがあります。
Ano hito-ga kuru to, istumo ya na koto ga arimasu.
(Hễ người ấy đến là lại có chuyện phiền phức.)
w僕が行ったのにビールも出さないんですよ。
Boku-ga itta-noni biiru-mo dasanain desu yo.
(Tôi đến mà cũng chẳng mang bia ra đấy.)
8.3. Mệnh đề phụ chỉ nguyên nhân.
Câu chỉ nguyên nhân cũng có hai mệnh đề: mệnh đề phụ chỉ nguyên nhân và mệnh đề chính chỉ kết quả của nguyên nhân đó. Chủ ngữ trong mệnh đề chỉ nguyên nhân được đánh dấu bằng trợ từ ga. Ví dụ:
wお父さんは私が一生懸命に勉強するかどうか知りたいので、手紙を出しました。
Otòsan-wa watashi-ga isshòkenmei-ni benkyò suru ka dò ka shiritai-node, tegami-wo dashimashita.
(Vì muốn biết tôi có học hành chăm chỉ không nên bố đã viết thư.)
Tuy nhiên, nếu như chủ ngữ của mệnh đề phụ trùng với chủ ngữ của câu thì lúc này phải sử dụng trợ từ wa, nếu không sẽ gây ra sự mơ hồ về nghĩa. Ví dụ, câu "Vì chúng tôi lần đầu tiên gặp mùa đông nên chưa chịu được rét" là câu đồng chủ ngữ, nếu dùng trợ từ ga ở mệnh đề phụ sẽ gây nên sự sai lạc về nghĩa như sau:
w私たちが冬は初めてですから、まだ寒さに耐えられません。
Watashi tachi-ga fuyu-wa hajimete desu kara, mada samusa-ni taeraremasen.
(Vì chúng tôi lần đầu tiên gặp mùa đông, nên (mùa đông) không chịu được rét.)
9. Trợ từ ga được sử dụng trong một số hình thức quán dụng.
Trong tiếng Nhật tồn tại một số tập hợp từ hay mệnh đề mang ý nghĩa cố
định như: 調子がいいchòshi-ga ii (tình trạng tốt), 気分が悪いkibun-ga warui (khó chịu, mệt mỏi), めまいがするmemai-ga suru (hoa mắt, chóng mặt), 気が短いki-ga mijikai (nóng tính), 気が合うki-ga au (hợp nhau), 口がうまいkuchi-ga umai (khéo mồm), 匂いがするnioi-ga suru (có mùi), 味がするaji-ga suru (có vị), 音がするoto-ga suru (có tiếng động)...
wなんだか気分が悪いな。
Nan da ka kibun-ga warui na.     (Không hiểu sao (tôi) thấy khó chịu quá.)
w彼女は口がうまい。
Kanojo-wa kuchi-ga umai.          (Cô ta rất khéo mồm.)
wバラは匂いがする。
Bara-wa ii nioi-ga suru.               (Hoa hồng có mùi thơm.)
10. Trợ từ ga hoạt động như một liên từ nối hai mệnh đề có quan hệ đối lập hoặc đẳng lập về ngữ nghĩa.
Trong trường hợp này, trợ từ ga đã tách khỏi ý nghĩa chức năng ban đầu của nó, hoạt động như một liên từ nối hai mệnh đề câu. Song, liên từ ga lúc này cũng có khả năng tham gia biểu thị ý nghĩa về quan hệ nghịch tiếp (biểu thị những điều được nói tới ở phần thứ hai của câu hoàn toàn trái ngược với kết quả được dự đoán ở phần thứ nhất). Ví dụ:
w今日はいい天気ですが、風はちょっと強いです。
Kyò-wa ii tenki desu ga, kaze wa chotto tsuyoi desu.
(Hôm nay đẹp trời, nhưng mà gió hơi to.)
w たくさん食べていたが、なかなか太くならない。
Takusan tabeteita ga, nakanaka futoku naranai.
(Ăn nhiều mãi chẳng béo lên gì cả.)
Cũng có khi, trợ từ ga được sử dụng làm liên từ trong câu có hai mệnh đề đẳng lập về nghĩa. Ví dụ:
w 値段もいいが、品質も優れている。
Nedan-mo ii ga, hinshitsu-mo sugureteiru.
(Giá cả cũng phải chăng chất lượng cũng tốt.)
11. Trợ từ ga dùng trong câu vào đề.
Với đặc tính của một trợ từ tình thái, trợ từ ga được sử dụng như một từ đệm trong câu khi người nói muốn đề cập đến vấn đề nào đó một cách nhẹ nhàng, ý nhị. Ví dụ:
wちょっとお願いがありますが、…
Chotto onegai-ga arimasu ga, yoroshii deshò ka?
(Dạ thưa, tôi có chuyện muốn nhờ (ông), liệu có được không ạ?)
w昨日の問題なんですが、これから説明します。
Kinò-no mondai nan desu ga, kore kara setsumei shimasu.
(Về vấn đề hôm qua ấy mà, tôi xin được giải thích bây giờ...)
12. Trợ từ ga trong các câu ngạn ngữ (kotowaza).
Trong các câu ngạn ngữ, đôi khi trợ từ ga biểu thị chủ ngữ là một động từ hoặc một ngữ đoạn. Ví dụ:
w負けるが勝ち。
Makeru-ga kachi  .                  (Thua là thắng)
w 案ずるより生むがやすい。
Anzuru yori umu-ga yasui.     (Thực tế không khó như tưởng tượng)
***
Hai trợ từ 「は」wa và 「が」ga tuy thuộc các nhóm chức năng khác nhau và biểu đạt những ý nghĩa khác nhau, nhưng thường bị người sử dụng nhầm lẫn do có khả năng luân phiên thay thế nhau trong một số trường hợp. Trình bày một cách khái quát những trường hợp sử dụng điển hình của hai trợ từ này, có so sánh, đối chiếu với các hình thức biểu đạt trong tiếng Việt ở cấp độ câu, bài viết hy vọng phần nào cung cấp  được những tư liệu giúp ích cho những người học tiếng Nhật tránh được lỗi khi sử dụng chúng.

Ths. Ngô Hương Lan
Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á