Từ trước tới nay, chúng ta luôn có ấn tượng rằng người Nhật rất chú
trọng cách ăn nói và ứng xử, thậm chí có phần hơi cứng nhắc.
Ví dụ như nếu trong phòng làm việc ,có một người về trước, họ luôn phải nói với những đồng nghiệp còn ở lại là “Osaki ni shitsurei shimasu” ( “xin phép được về trước ạ “) . Tuy vậy, nếu tìm hiểu sâu hơn về tiếng Nhật, chúng ta sẽ thấy những điều rất thú vị. Nhất là trong cách nói dùng hình ảnh để miêu tả tính chất sự việc của họ. Khi nói một người rất bận rộn, họ nói bận tới mức mà muốn “ Neko no te mo karitai” ,tức là mượn tay của cả con mèo nữa để làm xong được việc ( tiếng Nhật, “ neko” nghĩa là “con mèo” , “te” nghĩa là “tay” , còn ‘karitai” là “muốn mượn” ). Hay khi muốn nói nhà chật chội quá, người ta dí dỏm đùa rằng nhà tôi chỉ rộng bằng “ Neko no hitai “, tức là bằng cái trán của con mèo thôi . Khi gặp một người hay giả vờ ngoan hiền nhưng thực ra rất ghê gớm, họ nói người ấy có tính cách kiểu “ Neko o kaburu “, tức là “ đội con mèo lên đầu”, chúng ta có thể hiểu như là “đội lốt mèo”, tức là giả vờ hiền lành (có lẽ người Nhật cho rằng mèo rất hiền chăng ?).
Qua những ví von thú vị như vậy, chúng ta có thể nhận thấy sự hóm hỉnh mà sâu sắc trong cách ví von của người Nhật. Nhưng so sánh với “ con mèo “ có lẽ còn khá xa xôi, người Nhật cũng nói trực tiếp , điều này hơi giống với người Việt Nam chúng ta .
Ví dụ như gặp một người bướng bỉnh, nhất định không nhận ra sai lầm của minh, người Việt nói “thật là cứng đầu cứng cổ “, người Nhật nói “Atama ga katai “, tức là “đầu cứng “ ( “Atama “ là “đầu”, còn “ka tai “ là “cứng “ ). Hay với người ít nói , biết giữ bí mật , người Việt nói “ thật là biết “giữ mồm giữ miệng “. Lúc ấy người Nhật nói “ Kuchi ga omoi “ , nghĩa là “ mồm miệng nặng chình chịch “ ( “kuchi” là “miệng “ , còn “omoi “ là “nặng “ theo nghĩa đen ). Nhưng cũng có lúc người Nhật lại nói vừa xa vừa gần, khiến người nghe hình dung ra phần nào tính chất của sự việc, sự vật, nhưng vẫn hơi mơ hồ , chưa dám chắc chắn, cần người khác giải thích . Ví dụ như “A ta ma ga kireru “, người nước ngoài biết tiếng Nhật “ Kireru “ tức là “cắt “ (ví dụ như “cắt giấy “), nhưng sao “đầu” lại dùng để “cắt “được ? Chẳng lẽ “đầu “ lại sắc giống như “kéo”, “dao”? Hoá ra người Nhật muốn nói “đầu óc sắc sảo, tinh nhạy, đối phó nhanh” ! Hay câu “ Kao kara hi ga deru ‘ nghĩa là “ lửa từ khuôn mặt tự bốc ra”, chắc nhiều người liên tưởng tới hình ảnh khuôn mặt bị đỏ rực ,như có “lửa bốc ra” vậy ! Nhưng không rõ họ muốn nói đến sự xấu hổ hay sự tức giận làm khuôn mặt đỏ ửng lên? Nghĩa đúng của câu là chỉ sự xấu hổ, còn khi muốn nói tới sự tức giận, người Nhật lại nói “ Me no iro wo kaeru “, tức là “mắt cũng phải đổi màu vì giận” ( “Me no iro” là “màu của mắt”, “ kaeru” là “thay đổi “ ). Ngoài ra ,còn rất nhiều cách nói thú vị như “ Hana ga takai “được hiểu là kiêu ngạo , vì kiêu ngạo thì “mũi sẽ cao “ do hay vênh mặt lên ( “ Hana” là “mũi”, “takai “ là “cao”, về nghĩa đen ) , hay như “ Hara guroi “ là “bụng đen xì “, tức là người xấu bụng theo nghĩa bóng ...
Càng tìm hiểu ngôn ngữ Nhật Bản, ta càng thấy được những điều thú vị, và cũng hiểu thêm về người Nhật và quan niệm của họ trong cuộc sống . Hơn nữa , rõ ràng cách nói dùng hình ảnh như vậy để lại ấn tượng sâu sắc và dễ nhớ hơn. Điều này rất có ích cho chúng ta trong công việc học tập, nghiên cứu về tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản.
Ví dụ như nếu trong phòng làm việc ,có một người về trước, họ luôn phải nói với những đồng nghiệp còn ở lại là “Osaki ni shitsurei shimasu” ( “xin phép được về trước ạ “) . Tuy vậy, nếu tìm hiểu sâu hơn về tiếng Nhật, chúng ta sẽ thấy những điều rất thú vị. Nhất là trong cách nói dùng hình ảnh để miêu tả tính chất sự việc của họ. Khi nói một người rất bận rộn, họ nói bận tới mức mà muốn “ Neko no te mo karitai” ,tức là mượn tay của cả con mèo nữa để làm xong được việc ( tiếng Nhật, “ neko” nghĩa là “con mèo” , “te” nghĩa là “tay” , còn ‘karitai” là “muốn mượn” ). Hay khi muốn nói nhà chật chội quá, người ta dí dỏm đùa rằng nhà tôi chỉ rộng bằng “ Neko no hitai “, tức là bằng cái trán của con mèo thôi . Khi gặp một người hay giả vờ ngoan hiền nhưng thực ra rất ghê gớm, họ nói người ấy có tính cách kiểu “ Neko o kaburu “, tức là “ đội con mèo lên đầu”, chúng ta có thể hiểu như là “đội lốt mèo”, tức là giả vờ hiền lành (có lẽ người Nhật cho rằng mèo rất hiền chăng ?).
Qua những ví von thú vị như vậy, chúng ta có thể nhận thấy sự hóm hỉnh mà sâu sắc trong cách ví von của người Nhật. Nhưng so sánh với “ con mèo “ có lẽ còn khá xa xôi, người Nhật cũng nói trực tiếp , điều này hơi giống với người Việt Nam chúng ta .
Ví dụ như gặp một người bướng bỉnh, nhất định không nhận ra sai lầm của minh, người Việt nói “thật là cứng đầu cứng cổ “, người Nhật nói “Atama ga katai “, tức là “đầu cứng “ ( “Atama “ là “đầu”, còn “ka tai “ là “cứng “ ). Hay với người ít nói , biết giữ bí mật , người Việt nói “ thật là biết “giữ mồm giữ miệng “. Lúc ấy người Nhật nói “ Kuchi ga omoi “ , nghĩa là “ mồm miệng nặng chình chịch “ ( “kuchi” là “miệng “ , còn “omoi “ là “nặng “ theo nghĩa đen ). Nhưng cũng có lúc người Nhật lại nói vừa xa vừa gần, khiến người nghe hình dung ra phần nào tính chất của sự việc, sự vật, nhưng vẫn hơi mơ hồ , chưa dám chắc chắn, cần người khác giải thích . Ví dụ như “A ta ma ga kireru “, người nước ngoài biết tiếng Nhật “ Kireru “ tức là “cắt “ (ví dụ như “cắt giấy “), nhưng sao “đầu” lại dùng để “cắt “được ? Chẳng lẽ “đầu “ lại sắc giống như “kéo”, “dao”? Hoá ra người Nhật muốn nói “đầu óc sắc sảo, tinh nhạy, đối phó nhanh” ! Hay câu “ Kao kara hi ga deru ‘ nghĩa là “ lửa từ khuôn mặt tự bốc ra”, chắc nhiều người liên tưởng tới hình ảnh khuôn mặt bị đỏ rực ,như có “lửa bốc ra” vậy ! Nhưng không rõ họ muốn nói đến sự xấu hổ hay sự tức giận làm khuôn mặt đỏ ửng lên? Nghĩa đúng của câu là chỉ sự xấu hổ, còn khi muốn nói tới sự tức giận, người Nhật lại nói “ Me no iro wo kaeru “, tức là “mắt cũng phải đổi màu vì giận” ( “Me no iro” là “màu của mắt”, “ kaeru” là “thay đổi “ ). Ngoài ra ,còn rất nhiều cách nói thú vị như “ Hana ga takai “được hiểu là kiêu ngạo , vì kiêu ngạo thì “mũi sẽ cao “ do hay vênh mặt lên ( “ Hana” là “mũi”, “takai “ là “cao”, về nghĩa đen ) , hay như “ Hara guroi “ là “bụng đen xì “, tức là người xấu bụng theo nghĩa bóng ...
Càng tìm hiểu ngôn ngữ Nhật Bản, ta càng thấy được những điều thú vị, và cũng hiểu thêm về người Nhật và quan niệm của họ trong cuộc sống . Hơn nữa , rõ ràng cách nói dùng hình ảnh như vậy để lại ấn tượng sâu sắc và dễ nhớ hơn. Điều này rất có ích cho chúng ta trong công việc học tập, nghiên cứu về tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản.
Nguyễn Ngọc Phương Trang
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á