Trong các vấn đề giao dịch, kinh doanh. Kính ngữ gồm có 3 loại: tôn kính ngữ (sonkeigo), khiêm nhường ngữ (kenjoogo), và lịch sự ngữ (teineigo). Itadakimasu thuộc teineigo.

Trước khi ăn người Nhật thường nói “Itadakimasu”, đó là một cách nói lịch sự, nghĩa là “xin mời”. Nó nhấn mạnh sự cảm ơn tới người đã cất công chuẩn bị bữa ăn.
Theo như cuốn từ điển về lịch sử ngôn ngữ thì từ itadaki vốn mang nghĩa là nơi cao nhất của ngọn núi hay của con người nên nghĩa gốc của từ itadaku (いただく) nghĩa là: đặt lên đầu. Hơn nữa vào thời Trung đại, người Nhật có tục giơ cao lên đầu tỏ ý cảm tạ khi nhận vật gì đó của người trên, nên từ itadaku còn có thêm một ý nghĩa nữa là NHẬN.


Kèm với Itadakimasu là động tác như trên

Thêm vào đó, cũng xuất phát từ hành động giơ cao lên đầu biểu thị lòng cảm tạ khi nhận cái gì đó từ người trên hay trước khi ăn những đồ cúng Phật, nên từ itadakimasu ngày nay được trở thành từ để nói trước mỗi bữa ăn, để mỗi người thể hiện sự biết ơn.
Hơn nữa, không chỉ là từ biểu hiện lòng cảm tạ với người “cho”, với người đã nấu đồ ăn cho mình, mà còn từ itadakimasu còn mang ý nghĩa cảm tạ khi được nhận sinh mệnh của mọi vật trong thế gian. Đây là nghĩa xuất phát từ quan niệm của đạo Phật, vốn coi vạn vật trong cuộc sống đều có sinh mệnh riêng của mình, và con người tiếp nhận nó để duy trì sinh mệnh của mình. Làm người, cảm tạ tới người trồng cây, cảm tạ tới vạn vật, đây thực là một truyền thống đẹp của Nhật Bản. Do đó cần phải bày tỏ lòng biết ơn tới vạn vật khi nói itadakimasu trước bữa ăn.
Trẻ em ở Nhật luôn được giáo dục về những phép tắc lịch sự tối thiểu như thế này. Nào chúng ta cùng: “Itadakimasu!”
Itadakimasu là một từ thật ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa phải không bạn. Vậy nên đừng quên nói “Itadakimasu”, bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Việt thân yêu của chúng ta hay chỉ đơn giản là thể hiện lời cảm ơn theo cách của riêng bạn để mỗi bữa ăn sẽ tràn đầy sự ấm áp và vui vẻ nhé.
Ah ha! Ăn một mình thì ta vẫn cứ nói ITADAKIMASU cho bữa ăn thêm ngon lành nào!!! Cảm ơn sự kỳ diệu của thức ăn!

Nguồn: Sưu tầm